Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Nguyên nhân tê bì chân tay - Top 2 nguyên nhân khiến ai cũng ngỡ ngàng

Nguyên nhân tê bì chân tay chỉ được mọi người quan tâm tìm kiếm khi nó gây ra những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hãy xem ngay bài viết này để hiểu tê bì chân tay là gì và nó có nguyên nhân là do đâu nhé.

benh-te-bi-tay-chan

Tê bì chân tay là bệnh lý phổ biến về thần kinh

Có thể nói nằm trong số những bệnh lý phổ biến về hệ thần kinh hiện nay thì không được loại trừ bệnh tê bì chân tay. Nếu bạn chưa biết về bệnh này thì chứng bệnh tê bì chân tay nghĩa là tê ngoài da ở vùng cổ tay, ngón tay và tương tự là ở chân.
Bệnh tê bì chân với tay là kết quả do sự tổn thương dây thần kinh ngoại vi ống cổ tay, do dây thần kinh hoặc mạch máu ở vùng tay, chân bị chèn ép, vùng ngón tay, ngón chân bị thiếu máu, dinh dưỡng và oxy dẫn tới hiện tượng bị tê nhức. Bên cạnh đó, những nguyên nhân gây ra bệnh này thuộc về bệnh lý hầu hết cũng là những bệnh có liên quan tới thần kinh hoặc các chức năng chuyển hóa chất bên trong cơ thể.

Dấu hiệu phổ biến ai cũng gặp phải của chứng tê bì chân tay

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mỗi người sẽ gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Nhưng khi bệnh ở vào giai đoạn đầu thì hầu như mọi người đều cảm thấy tê rần ở đầu ngón tay, cảm giác như đang bị hàng nghìn mũi kim chích vào. Chắc hẳn ai cũng đã từng gặp phải cảm giác này nhưng cảm giác này sẽ kéo dài với người bị bệnh tê bì chân tay và họ sẽ cảm thấy rất khó khăn trong cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày lẫn công việc.
Một khi chuyển nặng hơn, người bệnh sẽ có những cảm giác tê buốt chạy dọc lên cổ tay, cả cánh tay và sau đó là sẽ chuyển sang đau nhức. Những hiện tượng tương tự cũng sẽ bị lặp lại ở ngón chân, bàn chân hay cổ chân, thậm chí tê buốt lên cả vùng mông và đùi.
Một số nguyên nhân gây ra chứng tê bì chân tay về bệnh lý, có thể người bệnh bị các chứng thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hay căn bệnh đái tháo đường,… sẽ bị thêm một số các triệu chứng khác như đau đầu, ê mỏi vai gáy,…
Nếu người bệnh không chữa trị để cho bệnh chuyển nặng hơn rất có thể dẫn tới teo cơ và bị liệt dây thần kinh vận động.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Có thể hiểu nguyên nhân gây ra tê bì chân tay ở người là do sự tắc nghẽn và tổn thương dây thần kinh ngoại vi ở ống cổ tay. Căn cứ vào vai trò thì dây thần kinh giữa ở ống tay có nhiệm vụ nhận cảm giác và truyền cảm giác tới cho não bộ, khi dây thần kinh này gặp tổn thương, không thực hiện được chức năng sẽ dẫn tới não bộ không cảm nhận được cảm giác của các ngón tay dẫn tới hiện tượng tê tay. Nguyên nhân này cũng xảy ra tương tự với ngón chân và cổ chân.
Có thể chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân chính

Nguyên nhân 1: Tê bì chân tay sinh lý

  • Phải làm việc ở tư thế ngồi, làm việc nặng nhọc, ngồi máy tính liên tục, lái xe nhiều giờ,…
  • Ngồi hay là ngủ sai tư thế hoặc là do phải đứng quá lâu dẫn tới các dây thần kinh và mạch máu liên tục bị chèn ép, khiến cho máu khó lưu thông nên dẫn tới tê bì.
  • Do một số loại thuốc khi sử dụng có những thành phần gây ra tác dụng phụ không phù hợp với người sử dụng cũng có thể gây tê bì tay chân.
  • Hoặc là ở những người có sức đề kháng yếu, đặc biệt là những người lớn tuổi hay trẻ em, ví dụ như khi thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh và gió mạnh dẫn tới cơ thể bị suy nhược và lưu thông khí huyết yếu cũng là nguyên nhân làm chân tay bị tê bì.

Nguyên nhân 2: Tê bì chân tay do bệnh lý

  • Một số bệnh về rối loạn chuyển hóa chất như: Tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipit (máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ), xơ vữa động mạch hay suy dinh dưỡng,… Các bệnh này thường gây ra ảnh hưởng tới mạch máu, tăng độ dày của thành động mạch và xơ vữa mạch làm cho việc lưu thông máu bị hạn chế ở ngón chân, ngón tay không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nên bị tê bì. Đây là những nguyên nhân gây ra chứng tê bì phổ biến hàng đầu hiện nay.
  • Hoặc do dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới hiện tượng tê bì chân tay.
  • Khi cơ thể bạn bị nhiễm phong, hàn, lao,… hay bị nhiễm độc hóa chất công nghiệp có thể kể đến như chì hay thủy ngân,… cũng sẽ gây ra hiện tượng này.
  • Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B1, B12, acid folic, canxi, kali, kẽm,… cũng là nguyên nhân gây tê bì tay chân. Những trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi do thể lực bị suy yếu, phụ nữ mang thai cần nhiều dưỡng chất hơn hay là xảy ra ở trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng.
Với những nguyên nhân tê bì chân tay kể trên, rất mong mỗi chúng ta sẽ xây dựng được cho mình lỗi sống khoa học, lành mạnh để luôn có được một cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm những thông tin khác ở https://suckhoetieuduong.blogspot.com/

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Mắc đái tháo đường type 2 chỉ vì bỏ bữa sáng

Bữa sáng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, vậy mà có nhiều người mắc đái tháo đường type 2 chỉ vì bỏ bữa sáng


trieu-chung-tieu-duong-type-2

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) và bữa sáng có mối quan hệ như thế nào?

Qua cuộc nghiên cứu với trên 4.000 học sinh cấp 1 trong độ tuổi 9-10 của các nhà khoa học thuộc các trường Đại học Oxford, Cambridge, Glasgow và St George’s London, Anh thì các bé được giám sát tần suất ăn sáng cũng như là khẩu phần ăn. Kết quả là sau một thời gian theo dõi và đánh giá, những đứa trẻ không ăn hay là bỏ bữa sáng có nhiều chỉ số mắc tiểu đường cao, và xảy ra ngược lại với những đứa trẻ ăn đầy đủ bữa sáng..
Nếu việc bỏ bữa sáng diễn ra thường xuyên thì sẽ làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, còn gọi là hiện tượng kháng insulin. Insulin là một loại hormone giúp điều hòa lượng đường có ở trong máu. Hiện tượng đề kháng insulin xả ra là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các trường hợp bị tiểu đường type 2.
Xem thêm: 7 triệu chứng nguy hiểm cảnh báo bệnh đái tháo đường type 2 

Ăn sáng như nào để không bị đái tháo đường type 2

Theo như các chuyên gia tiểu đường khuyến cáo thì cha mẹ nên cho trẻ thường xuyên ăn sáng với các thực phẩm chứa giàu chất xơ và ngũ cốc sẽ giúp cơ thể trẻ có thể chống lại được nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường. Điều này cũng là kết quả của nghiên cứu trên.
Theo lời tiến sĩ Angela Donin, trưởng nhóm nghiên cứu trường St George, Đại học London: "Hiện có khoảng ba triệu người Anh được cho là mắc tiểu đường type 2 chủ yếu từ nguyên nhân lối sống và béo phì. Đây là một bệnh mạn tính nguyên nhân do sự đề kháng insulin hoặc không đáp ứng đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa đường trong máu. Bệnh không nguy hiểm nhưng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, cắt cụt chi, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và đột quỵ".
Nghiên cứu này đã giúp mọi người đã có cái nhìn mới, cũng như phải thay đổi lối sống để hạn chế nguy cơ mắc phải tiểu đường type 2. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng cũng cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để tìm hiểu rõ mối liên quan giữa việc bỏ ăn sáng và sự đề kháng insulin dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Cho nên, mọi người nên quan tâm đến một bữa sáng lành mạnh và cần cân bằng chế độ ăn uống để có sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn cả tinh thần.
Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh tiểu đường phổ biến
Trên đây là thông tin chỉ ra tác hại của việc bỏ bữa sáng có thể dẫn đến đái tháo đường type 2. Hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này trước khi quá muộn bạn nhé.

Sự liên kết mật thiết giữa stress và tiểu đường ít ai ngờ đến

Stress và tiểu đường có lẽ ít ai biết được hai bệnh này lại có quan hệ mật thiết với nhau đến vậy.

stress-va-tieu-duong

Vậy stress là gì

Đó là một dạng phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào có đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất cũng như tinh thần.
Đây cùng là một khái niệm đa hình, bởi không hẳn có nhiều người biết rằng mỗi chúng ta đều bị stress ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể là ở trường, ở nhà, nơi công sở hay thậm chí là cả trong các hoạt động thể dục thể thao cũng có thể tạo nên triệu chứng stress.
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản thì stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại trọn vẹn của một người xét cả về hai khía cạnh là thể chất và tinh thần.

Kéo dài chứng stress và tiểu đường sẽ xuất hiện

Lúc chúng ta bị stress thì nhiều người hay lựa chọn đồ ăn có vị ngọt hay đồ ăn vặt để giải tỏa vì cho rằng lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho cơ thể tỉnh táo hơn. Với nhiều người thì đó có thể là phương pháp có tác dụng tức thời, nhưng để xét về mặt lâu dài thì việc lạm dụng đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu bị tăng cao.
Cho dù, bạn không có thói quen ăn vặt thì khi bị stress cơ thể của bạn vẫn sẽ tự động tiết ra những hooc-môn giúp kích thích hoạt động của nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể (bào gồm glucose và chất béo). Ngoài ra, khi cơ thể bị stress hooc–môn cortisol được tiết ra sẽ làm tăng lượng đường có ở trong máu. Khi cortisol đạt một lượng lớn, cơ thể sẽ xuất hiện hội chứng Cushing (tức là rối loạn sản xuất hooc-môn vỏ tuyến thượng thận), gây ra chứng bệnh tiểu đường. Đặc biệt, triệu chứng stress có ảnh hưởng rất lớn với bệnh nhân mắc phải tiểu đường tuýp II.
Tham khảo thêm: Tổng quan về chứng bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc stress dẫn tới nguy cơ bị tiểu đường thì ngược lại, tiểu đường cũng được coi là nguyên nhân khiến nhiều người bị stress và dẫn đến chứng trầm cảm do cảm thấy lo lắng, có mệt mỏi trong cơ thể, hay là ép buộc bản thân tuân thủ theo một chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt. Lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến cho việc kiểm soát cảm xúc cũng trở nên khó khăn hơn.
Do đó, để đối phó với stress và tiểu đường thì việc vận động và thể dục nhẹ nhàng là phương pháp hữu hiệu hơn hết. Nhờ có sự phấn chấn về tinh thần khi vận động, hoạt động của hooc–mon đường huyết giúp giảm nồng độ đường trong máu và đốt cháy calo - đây là điều kiện tuyệt vời giúp người bệnh sống khỏe, cũng như là điều trị hiệu quả hơn.
Xem chi tiết: Mối quan hệ giữa stress và tiểu đường
Trên đây là thông tin về mối quan hệ giữa stress và tiểu đường rất mong sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh mang tên tiểu đường.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Thói quen ăn uống gây béo phì - thay đổi hoặc là không

Do nhiều nguyên nhân dẫn đến những thói quen ăn uống gây béo phì và bài viết này sẽ mách bạn cách thay đổi hiệu quả không được bỏ qua.

thoi-quen-an-uong-gay-beo-phi

Một số thông tin về tình trạng béo phì - giảm cân

Trong 20 năm qua, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng một cách rõ rệt đặc biệt là ở các thành phố lớn của Việt Nam. Một trong những thói quen ăn uống gây béo phì có phần lớn nguyên nhân là do chế độ ăn quá dư thừa dẫn đến năng lượng khẩu phần vượt quá so với nhu cầu cần thiết, nhất là năng lượng đến từ chất béo và chất bột đường.
Do đó, việc thay đổi thói quen ăn uống để giảm những chất đó là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh.

Chế độ ăn bao gồm cả chất béo và chất bột đường

Để có thể có được cơ thể khỏe mạnh bạn cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo như: Thịt mỡ, thịt chân giò, nước luộc thịt, bơ, pho mát mềm, váng sữa, sữa nguyên kem, da cá béo hay da và các loại gia cầm nhiều mỡ...
Trẻ bị thừa cân béo phì cũng đã bắt đầu có nguy cơ rối loạn mỡ máu, vì vậy cũng cần tránh xa các thực phẩm có nhiều cholesterol như các loại lục phủ ngũ tạng có thể kể đến là não, tim, gan, thận, lòng lợn, trứng...
Chỉ là hạn chế các món ăn có sử dụng thêm chất béo: bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán... nhưng trẻ em vẫn cần ăn dầu mỡ nhưng không nên ăn nhiều.
Còn đối với chất bột đường thì không nên kiêng hoàn toàn mà vẫn cần ăn ít, trung bình mỗi bữa nên ăn từ ⅓ đến ¼  bát cơm, tương đương với 15-20g gạo. Nếu bạn mà bỏ hẳn chất bột trong khẩu phần sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt cho tế bào não gây đau đầu và cáu gắt…

Chế độ ăn điều trị béo phì nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe

Thứ nhất là bạn cần ăn đủ bữa trong ngày, tốt nhất là nên chia nhỏ các bữa ăn để không bị cảm giác đói, mà vẫn có đủ chất để đảm bảo sức khỏe, cũng như sự phát triển tự nhiên của cơ thể, nhưng không nên ăn vặt nhiều vì dễ dẫn đến tình trạng tăng cân béo phì.
Thứ hai, bạn không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng vì sẽ làm cơ thể mệt mỏi, đói nhiều và gây ăn nhiều hơn bình thường trong bữa sau, từ đó gây dư thừa năng lượng và tăng tích mỡ.
Xem thêm: Thế nào là kháng insulin
Đây sẽ là chế độ cho thành phần bữa ăn giảm cân nên phối hợp như sau:
Thứ nhất, trẻ em đang phát triển cần ăn đủ chất đạm (như thịt ít mỡ, tôm cua cá ít béo, giò nạc, sữa đậu nành, fomat cứng và đậu đỗ) để có thể đảm bảo cho trẻ phát triển; không loại bỏ hoàn toàn mà vẫn cần có dầu mỡ và chất bột đường nhưng với lượng ít hơn; tăng cường tiêu thụ rau xanh và hoa quả ít ngọt.
Thứ hai, có thể thay thế một phần chất béo trong chế độ ăn bằng chất đạm.
Thứ ba, nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như: Bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt hay khoai củ (khoai môn, khoai sọ) có tỷ lệ năng lượng thấp.
Thứ tư, nên tăng cường thực phẩm có hàm lượng giàu vitamin, chất khoáng là rau và quả chín ít ngọt 500g một ngày. Trong đó, bạn nên ăn rau ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, trộn xalat.
Còn với đồ uống, chúng ta cần lưu ý là uống nhiều nước, nhưng còn tùy theo từng lứa tuổi, trẻ tuổi học đường nên uống trung bình từ 1,5-2 lít một ngày (nếu có thói quen uống sữa vẫn nên duy trì vì là nguồn cung cấp canxi tốt cho xương và một số vitamin cần thiết khác, nên uống khoảng 300-500 ml sữa tươi nguyên chất (không đường).
Thêm vào đó, cần bổ sung viên đa vitamin và vi khoáng tổng hợp trong những trường hợp áp dụng khẩu phần dưới 1.200 kcal/ngày vì khẩu phần này thường thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, như: Canxi, sắt, vtamin E...

Thói quen ăn uống gây béo phì - những điều nên tránh

Thứ nhất, tránh ăn mặn

Lưu ý là hạn chế muối dưới 6g một ngày, các sản phẩm ăn liền hay là đồ hộp. Sau 20h thì không nên ăn, nhất là ai có thói quen ăn đêm thì cần từ bỏ thói quên không tốt này. Không sử dụng bánh kẹo ngọt, nước có ga ngọt vì những loại đồ uống này không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà chỉ có năng lượng “rỗng”, làm cơ thể bị béo phì nhanh hơn. Đặc biệt, không cho trẻ uống rượu, bia, cà phê và sử dụng các chất kích thích….

Thứ hai, bỏ thói quen vừa ăn vừa đọc hay xem tivi

Thói quen này làm trẻ dễ mất kiểm soát ăn hay còn làm cho trẻ ăn quá nhiều. Do đó, nên ngừng ăn ngay khi không đói; tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ thì sẽ hạn chế được lượng ăn vào.

Thứ ba

Để tránh những yếu tố nhiễu gây căng thẳng cho sự đấu tranh tư tưởng về ăn uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm mua thực phẩm so với trước kia để không tạo điều kiện cho việc ăn uống vượt quá tiêu chuẩn.

Trên đây là những cách phòng tránh giúp bạn đẩy lùi thói quen ăn uống gây béo phì. Chúc bạn thành công.
Bạn có thể đón đọc thêm những bài viết tin tức mới nhất tại đây

Những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh các mẹ bầu rất dễ mắc phải, vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ. Các mẹ hãy xem ngay bài viết này nhé.
Ở 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai do cơ thể thay đổi nên các mẹ rất dễ mắc phải căn bệnh tiểu đường, gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và con.

nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-thai-ky

Điểm mặt những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi các mẹ mang thai thì hệ thống nội tiết tố cũng như tình trạng chuyển hóa và sự tạo thành các hormone của cơ thể người phụ nữ sẽ bị thay đổi và xáo trộn. Sự xáo trộn này cũng làm ảnh hưởng mạnh đến việc sản xuất ra và sử dụng insulin. Hậu quả làm gây nên một lượng đường cao quá mức hay thấp quá trong máu bà mẹ. Tình trạng như vậy gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi, hơn nữa còn làm cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
Chiếm 60 – 70% các bệnh nội tiết nên đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh phổ biến hay gặp. Tuy bệnh đã có từ lâu, nhưng những năm gần đây nó lại đặc biệt phát triển. Đặc biệt hơn là khi phụ nữ mang thai thì độ nguy hiểm của bệnh lại càng tăng lên. Bệnh đái tháo đường khi mang thai phần nhiều phát sinh ở nữa đầu của thai kỳ, liên quan chủ yếu đến việc thai nhi hấp thu đường glucoza và acid amin. Ngoài ra, rau thai còn có tác dụng trong việc kháng insulin, khiến cho việc insulin tiết ra không đầy đủ. Bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và quá trình thai nghén như là dễ gây sảy thai, tăng huyết áp hay thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa đường khi bị thai nghén, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết bệnh lý. Nằm trong số các trường hợp được chẩn đoán trong thai kỳ thì có khoảng 10% bị bệnh từ trước khi mang thai và đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ rất cao. Nhóm phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường không phải là ít, ước tính có khoảng 0,1 – 0,5 % thai phụ mắc phải căn bệnh này, cộng thêm khoảng 2,5% mới mắc khi mang thai.

Hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường - tiểu đường có thể phát hiện sớm, sàng lọc vào tuần thứ 28 – 32 của thai kỳ. Hiện này, chứng bệnh này đã có phác đồ điều trị được đánh giá hợp lý, đó là: Tiết chế thức ăn hoặc điều trị bằng thuốc insulin. Nếu không tầm soát thì thai nhi có thể bị chết lưu hoặc thai to dẫn đến khó sinh, gây ra tình trạng sang chấn (kẹt vai khi sinh, chuyển dạ kéo dài), mẹ phải sinh mổ… Những người bị bệnh tiểu đường sau khi sinh cần được theo dõi đường huyết từ 3 cho đến 6 tháng.
Trong thời kỳ mang thai thì cơ thể của người phụ nữ bị thay đổi nhiều.
Do dễ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện trong tháng mang thai thứ sáu (tuần thứ 24 – 28). Chỉ có khoảng 2 đến 5% thai phụ bị mắc tiểu đường thời kỳ thai nghén. Với thai phụ béo phì hoặc cứng tuổi thì tiểu đường thai nghén hay xảy ra nhiều hơn. Có từ khoảng 35 – 50% bệnh nhân bị tiểu đường thời kỳ thai nghén về sau sẽ mắc đái tháo đường tuýp 2. Do đó, việc duy trì chế độ ăn phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng của cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm: Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Trên đây là một số những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ phổ biến rất mong sẽ giúp ích cho các mẹ bầu để luôn có cơ thể khỏe mạnh cho thai nhi phát triển.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù lòa, suy thận, liệt dương thậm chí là phải cắt cụt chi.
bien-chung-man-tinh-benh-tieu-duong

Những biến chứng mạn tính này là nguyên nhân chính dẫn đến những hậu quả nặng nề và nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh mắc tiểu đường. Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ gây ra thương tổn, làm dày màng đáy các mạch máu nhỏ dẫn tới hậu quả là gây mù mắt, suy thận; Đồng thời thúc đẩy tình trạng xơ vữa, làm các động mạch lớn hẹp lại gây ra tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim... Bên cạnh đó, tiểu đường còn làm tổn thương tới thần kinh, gây ra nhiễm trùng da, răng và lợi... Ở từng bệnh nhân thì các biến chứng này sẽ khác nhau ở thời điểm sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm, làm giảm các biến chứng mạn tính nếu chúng ta kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh bắt nguồn từ sự tổn thương của các mạch máu nhỏ. Về bản chất thì lưu lượng máu đến các dây thần kinh bị hạn chế, khiến cho các dây thần kinh không có máu nuôi dưỡng, dẫn đến kết quả là làm hủy hoại hoặc chết (còn được gọi là thiếu máu cục bộ).
Biến chứng thần kinh ngoại vi của bệnh đái tháo đường làm rối loạn hoặc gây mất cảm giác, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu tê bì, châm chích hay thậm chí là bỏng rát. Loại thương tổn này dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt cả chi.
Còn biến chứng thần kinh tự chủ khiến bệnh nhân khó nuốt, hay nuốt nghẹn, chậm tiêu, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và cả đại tiểu tiện rối loạn…
Bên cạnh đó, tổn thương thần kinh do đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh quan trọng cho việc cương cứng dương vật, gây rối loạn chức năng cương dương, đó là biến chứng rối loạn cương dương.

Biến chứng xảy ra trên mạch máu lớn
Lượng đường trong máu cao lâu ngày sẽ làm thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp các động mạch lớn gây ra tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu chi dưới...
Về bệnh mạch vành
So với người bình thường thì bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 2 – 4 lần. Cơn đau tim sẽ thường xảy ra với những bệnh nhân bị tiểu đường nhiều năm, bệnh nhân có chỉ số HbA1C cao và bệnh nhân nữ. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, hay hút thuốc, cao LDL, thấp HDL lại càng có nguy cơ bị bệnh này.
Về tai biến mạch máu não
Qua nhiều khảo sát cho thấy, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não lớn gấp hai lần người bình thường, nhất là ở những người mắc bệnh lâu năm, người có chỉ số xét nghiệm HbA1C cao, bệnh nhân có kèm theo bệnh cao huyết áp và bệnh nhân hút thuốc.

Biến chứng xảy ra trên mạch máu nhỏ
Lượng đường trong máu cao lâu ngày gây nên thương tổn, làm dày màng đáy các mạch máu nhỏ với hậu quả nguy hiểm là gây nên mù mắt và suy thận.
Tổn thương - biến chứng mắt
Thực tế nghiên cứu thì phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm sẽ có tổn thương ở mắt. Về lâu dài, các bệnh như tiểu đường hay cao huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xảy ra tình trạng xuất huyết. Do vậy, muốn ngăn ngừa biến chứng ở mắt, bạn nên cũng như là cần cố gắng duy trì đường huyết và huyết áp ở mức gần bình thường.
Tổn thương - biến chứng thận
Nếu trên 10 năm có biến chứng mắt thì phần lớn bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh trên 20 năm lại có biến chứng ở thận. Ban đầu, tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận dẫn đến sự rò rỉ của protein có ở trong nước tiểu. Sau đó, thận sẽ mất dần khả năng để làm sạch và lọc máu, cuối cùng là dẫn đến chứng suy thận. Làm xét nghiệm máu và nước tiểu có thể sẽ phát hiện sớm được các thương tổn ở thận trước khi có triệu chứng. Ở vào giai đoạn đầu thì biến chứng ở thận có thể điều trị bằng thuốc, cùng với chế độ ăn uống hợp lý. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả thì các biến chứng ở thận có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại tình trạng suy thận. Khi suy thận nặng có thể điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc là phải ghép thận.
Để biết mình có bị mắc bệnh hay không và để tránh được các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường thì bạn cần phải kiểm tra sức khỏe qua những xét nghiệm thử tiểu đường hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì

Thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, theo nhiều nghiên cứu thì đây là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình người mẹ mang thai ở khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.

benh-tieu-duong-thai-ky

Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường glucose của các tế bào trong cơ thể và nó cũng chính là nguyên nhân gây ra lượng đường cao ở trong máu, điều này thường là không tốt cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Sau khi sinh thì lượng đường máu sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tiểu đường tupe 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng lại muốn có con thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mang bầu, nếu không sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có những triệu chứng như thế nào?

Căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào cả mà bệnh nhân sẽ được các bác sĩ phát hiện ra bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc của bệnh tiểu đường thai kỳ. Dưới đây sẽ một số những triệu chứng mà mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ gặp phải:
Lúc nào cũng cảm thấy khát nước;
Đi tiểu nhiều hơn bình thường;
Bị khô miệng;
Và cảm thấy mệt mỏi.
Xem chi tiết: Những triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Đây không phải là những dấu hiệu điển hình của bệnh, nhưng bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ nến nghi ngờ về những triệu chứng mình gặp phải nhé.

Những ai thường mắc bệnh tiểu đường thai kì?

Khi phụ nữ mang thai thì tiểu đường thai kỳ thường là một trong những bệnh phổ biến dễ mắc phải nhất, nó tác động đến 1/10 mẹ bầu và gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là một vài những yếu tố phổ biến:
Tuổi trên 25;
Có người nhà mắc bệnh tiểu đường;
Bị thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên;
Người bệnh bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
Hay mắc phải một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose;
Sử dụng một số loại thuốc như glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim), hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần);
Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ và từng sinh bé có cân nặng lớn.

Tham khảo: 4 phương pháp điều trị tiểu đường