Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì

Thế nào là bệnh tiểu đường thai kỳ?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người, theo nhiều nghiên cứu thì đây là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình người mẹ mang thai ở khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.

benh-tieu-duong-thai-ky

Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường glucose của các tế bào trong cơ thể và nó cũng chính là nguyên nhân gây ra lượng đường cao ở trong máu, điều này thường là không tốt cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Sau khi sinh thì lượng đường máu sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tiểu đường tupe 2. Vì vậy, bạn cần phải tiếp tục điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 nhưng lại muốn có con thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi mang bầu, nếu không sẽ gây nguy hại đến thai nhi.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có những triệu chứng như thế nào?

Căn bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào cả mà bệnh nhân sẽ được các bác sĩ phát hiện ra bệnh khi kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc của bệnh tiểu đường thai kỳ. Dưới đây sẽ một số những triệu chứng mà mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ gặp phải:
Lúc nào cũng cảm thấy khát nước;
Đi tiểu nhiều hơn bình thường;
Bị khô miệng;
Và cảm thấy mệt mỏi.
Xem chi tiết: Những triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Đây không phải là những dấu hiệu điển hình của bệnh, nhưng bạn nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ nến nghi ngờ về những triệu chứng mình gặp phải nhé.

Những ai thường mắc bệnh tiểu đường thai kì?

Khi phụ nữ mang thai thì tiểu đường thai kỳ thường là một trong những bệnh phổ biến dễ mắc phải nhất, nó tác động đến 1/10 mẹ bầu và gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Có những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

Dưới đây là một vài những yếu tố phổ biến:
Tuổi trên 25;
Có người nhà mắc bệnh tiểu đường;
Bị thừa cân với chỉ số BMI từ 30 trở lên;
Người bệnh bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
Hay mắc phải một số tình trạng bệnh lý như không dung nạp được glucose;
Sử dụng một số loại thuốc như glucocorticoi (đối với bệnh hen xuyễn), thuốc chẹn beta (cao huyết áp hoặc tăng nhịp tim), hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh (các bệnh về tâm thần);
Đã từng mắc tiểu đường thai kỳ và từng sinh bé có cân nặng lớn.

Tham khảo: 4 phương pháp điều trị tiểu đường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét