Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

Sự liên kết mật thiết giữa stress và tiểu đường ít ai ngờ đến

Stress và tiểu đường có lẽ ít ai biết được hai bệnh này lại có quan hệ mật thiết với nhau đến vậy.

stress-va-tieu-duong

Vậy stress là gì

Đó là một dạng phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào có đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất cũng như tinh thần.
Đây cùng là một khái niệm đa hình, bởi không hẳn có nhiều người biết rằng mỗi chúng ta đều bị stress ở nhiều khía cạnh khác nhau, có thể là ở trường, ở nhà, nơi công sở hay thậm chí là cả trong các hoạt động thể dục thể thao cũng có thể tạo nên triệu chứng stress.
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản thì stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại trọn vẹn của một người xét cả về hai khía cạnh là thể chất và tinh thần.

Kéo dài chứng stress và tiểu đường sẽ xuất hiện

Lúc chúng ta bị stress thì nhiều người hay lựa chọn đồ ăn có vị ngọt hay đồ ăn vặt để giải tỏa vì cho rằng lượng đường trong máu cao sẽ khiến cho cơ thể tỉnh táo hơn. Với nhiều người thì đó có thể là phương pháp có tác dụng tức thời, nhưng để xét về mặt lâu dài thì việc lạm dụng đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu bị tăng cao.
Cho dù, bạn không có thói quen ăn vặt thì khi bị stress cơ thể của bạn vẫn sẽ tự động tiết ra những hooc-môn giúp kích thích hoạt động của nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể (bào gồm glucose và chất béo). Ngoài ra, khi cơ thể bị stress hooc–môn cortisol được tiết ra sẽ làm tăng lượng đường có ở trong máu. Khi cortisol đạt một lượng lớn, cơ thể sẽ xuất hiện hội chứng Cushing (tức là rối loạn sản xuất hooc-môn vỏ tuyến thượng thận), gây ra chứng bệnh tiểu đường. Đặc biệt, triệu chứng stress có ảnh hưởng rất lớn với bệnh nhân mắc phải tiểu đường tuýp II.
Tham khảo thêm: Tổng quan về chứng bệnh tiểu đường
Bên cạnh việc stress dẫn tới nguy cơ bị tiểu đường thì ngược lại, tiểu đường cũng được coi là nguyên nhân khiến nhiều người bị stress và dẫn đến chứng trầm cảm do cảm thấy lo lắng, có mệt mỏi trong cơ thể, hay là ép buộc bản thân tuân thủ theo một chế độ ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt. Lượng đường trong máu tăng cao cũng khiến cho việc kiểm soát cảm xúc cũng trở nên khó khăn hơn.
Do đó, để đối phó với stress và tiểu đường thì việc vận động và thể dục nhẹ nhàng là phương pháp hữu hiệu hơn hết. Nhờ có sự phấn chấn về tinh thần khi vận động, hoạt động của hooc–mon đường huyết giúp giảm nồng độ đường trong máu và đốt cháy calo - đây là điều kiện tuyệt vời giúp người bệnh sống khỏe, cũng như là điều trị hiệu quả hơn.
Xem chi tiết: Mối quan hệ giữa stress và tiểu đường
Trên đây là thông tin về mối quan hệ giữa stress và tiểu đường rất mong sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh mang tên tiểu đường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét