Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Phân loại bệnh tiểu đường chính xác

Đang ngày càng có nhiều người mắc căn bệnh đái tháo đường, tuy nhiên, để có cách điều trị hiệu quả tránh gây biến chứng thì mỗi chúng ta cần biết cách phân loại bệnh tiểu đường dưới đây.

Thống kê về bệnh tiểu đường - con số đáng báo động

Theo như số liệu thống kê có được từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hiện có gần 422 triệu người đang mắc phải căn bệnh đái tháo đường trên toàn cầu. Và ở tại Việt Nam, con số này cũng đã cán mốc ở 6% dân số cả nước. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được phân thành nhiều loại khác nhau, do đó, không phải ai cũng mắc cùng một dạng, loại bệnh giống nhau.

dau-hieu-phan-loai-benh-tieu-duong


Phân loại bệnh tiểu đường

Loại đái tháo đường (tiểu đường) type 1

Với loại này type 1, nó xảy ra khi những rối loạn hệ miễn dịch khiến tế bào beta trong tuyến tụy bị triệt tiêu gần hết. Khi không có những tế bào này, tuyến tụy mất khả năng sản sinh ra insulin để cân bằng và chuyển hóa lượng glucose (hay còn gọi là đường huyết) ở trong cơ thể. Nếu không được phát hiện, can thiệp điều trị kịp thời, lượng glucose trong máu sẽ tích tụ lại và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Hiện căn bệnh đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% số trường hợp đái tháo đường trên toàn thế giới và thường xuất hiện ở trẻ em, trẻ vị thành niên. Loại này có thể nhận thấy qua một vài triệu chứng như:
  • Cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ.
  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên.
  • Luôn cảm thấy đói bụng nhưng lại sụt cân không lý do.
  • Tầm nhìn của mắt đôi lúc bị mờ hẳn.
Để kiểm soát bệnh khi còn ở giai đoạn này, ưu tiên hàng đầu đó là tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc rèn luyện thói quen sống lành mạnh cũng hỗ trợ rất nhiều cho liệu pháp tiêm insulin, giúp người bệnh có thể sống vui khỏe, lạc quan với căn bệnh.

Loại đái tháo đường (tiểu đường) type 2

Trái ngược với trường hợp ở bên trên, người bệnh khi bị đái tháo đường type 2 vẫn sản sinh ra insulin như bình thường. Thế nhưng cơ thể lại không thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Tình trạng này gọi là kháng insulin. Khi tuyến tụy cố gắng sản sinh ra nhiều insulin hơn để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và đến một lúc nào đó nó sẽ bị suy giảm chức năng trầm trọng. Sự mất cân bằng của glucose trong máu xuất hiện và gây ra tác động xấu đến người bệnh.
Xem thêm: Nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường không thể bỏ qua
Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm từ 85-90% số bệnh nhân đái tháo đường ở trên toàn cầu, và thường được ghi nhận ở nhóm người trưởng thành trên 40 tuổi. Tuy nhiên thì vài thập niên trở lại đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này đang có xu hướng tăng rõ rệt, chủ yếu do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, lười vận độngtâm trạng căng thẳng (stress) giữa nhịp sống hiện đại như bây giờ.
Bệnh đái tháo đường type 2 không biểu hiện triệu chứng nên nếu chủ quan, đợi có dấu hiệu mới đi khám là bạn đang để mình rơi vào tình trạng nguy hiểm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tập thói quen sống lành mạnh, như: chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi thư giãn tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, dùng thuốc hạ đường huyết (các thuốc không phải Insulin hoặc Insulin).

Loại đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ

Đây là một loại, dạng bệnh rất đặc biệt vì nó chỉ xuất hiện trong giai đoạn mang thai và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Khi mang thai, nhau thai sản sinh ra các hormone giúp cho thai nhi phát triển. Nhưng các loại hormone này vô hình trung lại ức chế tác dụng của insulin, khiến cho cơ thể người mẹ rơi vào tình trạng kháng insulin. Chính vì vậy, nhu cầu insulin ở phụ nữ mang thai cao hơn từ 2-3 lần so với người bình thường. Loại bệnh này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ.
Tùy từng quốc gia, có từ 5-10% phụ nữ mang thai đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường (tiểu đường) thai kỳ. Bệnh đặc biệt phổ biến ở các nhóm đối tượng nguy cơ dưới đây:
  • Phụ nữ mang thai khi trên 25 tuổi.
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh đái tháo đường type 2.
  • Từng bị bệnh đái tháo đường trong thai kỳ.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Từng sinh con ra có cân nặng bất thường (macrosomia).
Do đó, nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời thì tiểu đường thai kỳ có thể tác động xấu đến cả mẹ và bé. Trong đó, nguy hiểm nhất là trong tương lai thì mej và bé bị tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bạn nên đi khám thai đúng theo lịch hẹn và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh mắc phải những nguy cơ không đáng có.
Trên đây là cách phân loại bệnh tiểu đường, tuy nhiên bạn cần tham khảo và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để cơ thể luôn được khỏe mạnh. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về căn bệnh tiểu đường bằng cách dăng ký theo dõi blog hoặc truy cập website http://suckhoetieuduong.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét