Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Thế nào là đường huyết an toàn?

Thế nào là đường huyết an toàn là mối quan tâm của rất nhiều người nhưng thực sự vẫn còn nhiều người chưa biết thế nào là đường huyết và bao nhiêu là an toàn.
Đường huyết, còn được gọi là mức nồng độ đường máu hay là đường trong máu. Mức nồng độ đường máu thường thấp nhất vào buổi sáng với trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Sau khi ăn vài giờ, nó sẽ được tăng dần lên.

the-nao-la-thuoc-tinh-an-toan

Đây là thuật ngữ chỉ lượng đường ở trong máu. Theo như bình thường đường trong cơ thể chính là nguồn năng lượng chính và nó đồng thời cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng đối với hệ thần kinh và tổ chức của bộ não. Một khi lượng đường tăng hay giảm quá mức thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của cơ thể.

Đường huyết giảm - nguyên nhân và dấu hiệu

Theo như những nghiên cứu thì đường huyết giảm là hiện tượng đường huyết ở trong máu xuống thấp hơn mức bình thường.

Nguyên nhân nào cho đường huyết giảm

  • Do người bệnh bỏ bữa hay ăn quá muộn.
  • Do dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc do tiêm insulin không đúng với kỹ thuật
  • Trong lúc đói mà lại uống rượu, làm giảm lượng đường trong máu xuống.
  • Người lao động thường xuyên phải làm việc quá sức hay là bị ốm cũng được cho là nguyên nhân làm tụt đường huyết.
  • Người bệnh không tuân thủ chế độ điều trị mặc dù vẫn đang điều trị bằng thuốc.

Đường huyết giảm có biểu hiện như thế nào

Ở thể nặng, nhẹ khác nhau thì chứng hạ đường huyết sẽ có biểu hiện khác nhau, cụ thể là:
  • Khi mức nồng độ đường máu giảm ở thể nhẹ có biểu hiện là chân tay bủn rủn, đổ mồ hôi, chóng mặt hay là tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ và buồn ngủ. Khi tiến hành đo đường huyết thì thường từ 3,3 – 3,6 mmol/L. Lúc đó, người nhà cần cho người bệnh uống ngay nước hay ăn đồ ăn có vị ngọt.
  • Khi lượng đường trong máu giảm ở thể vừa thường dẫn theo các biểu hiện là sa sút tinh thần, ủ rũ và mệt mỏi. Có trường hợp người mắc bệnh tiểu dường còn bị co giật, liệt nửa người nhưng chỉ sau một khoảng thời gian có thể trở lại bình thường. Trong khi đó, có người lại bị nôn, đau bụng hay thậm chí là ngất.
  • Còn với trường hợp lượng đường trong máu ở thể nặng, triệu chứng của trường hợp này đó là thân nhiệt người bệnh thường giảm. Sau đó sẽ bị hôn mê xảy sâu hơn ở thể vừa. Cộng thêm một vài biểu hiện nguy hiểm nữa, cụ thể: Co cơ hàm, co giật toàn thân có khi là liệt nửa người.

Thế nào là đường huyết tăng

Chứng đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường gluco ở trong máu.  Điều này phản ánh sự dư thừa đường glucose tại các mô của cơ thể. Nếu như chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói là >= 1,26 g/l thì đó được coi là dấu hiệu đường huyết tăng.
Dưới đây sẽ là một số những nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng này:
Thứ nhất, đường huyết tăng cao là do chế độ ăn uống không khoa học, như là ăn quá nhiều vào buổi tối. Có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nếu con người ăn nhiều vào buổi sáng, ăn nhẹ vào buổi tối thì sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Thậm chí việc bỏ ăn sáng cũng là nguyên nhân gây tăng đường huyết. Vì có thể nói là bữa sáng rất quan trọng, đặc biệt là với người mắc chứng tiểu đường type 2. Do đó, lượng đường trong máu tăng đối với người tiểu đường bỏ bữa sáng.
Thứ hai, do ăn phải lượng thực phẩm chứa quá nhiều chất béo. Đây cũng là nguyên nhân gây ra kháng insulin tuy những thực phẩm chứa chất béo không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu.
Thứ ba, nguyên nhân gây tăng đường huyết là do uống quá nhiều nước ngọt. Việc uống quá nhiều nước ngọt sẽ làm dung nạp glucose và làm tăng nồng độ đường ở trong máu.
Thứ tư, việc lười vận động thể chất cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Tăng cường tập thể dục thể thao bằng việc vận động thể chất làm tăng độ nhạy cảm insulin của cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp các tế bào loại bỏ đường ra khỏi máu và giúp chuyển hóa thành năng lượng.
Thứ năm, căng thẳng, mệt mỏi hay stress là một nguyên nhân nữa làm gia tăng lượng đường có ở bên trong máu.
Lạm dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: Hen phế quản, tránh thai, trầm cảm…là nguyên nhân thứ sáu gây tăng đường huyết. Một số nguyên nhân khác như ốm đau, thiếu ngủ, vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.

Trường hợp đường huyết bình thường

Mức đường huyết của mỗi người được cho là an toàn sẽ tùy thuộc vào độ tuổi hay giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, lượng đường trong máu được cho là đảm bảo khi kiểm tra thấy:

Trường hợp người bình thường

  • Lượng đường trong máu bình thường có trong cơ thể khoảng 4 mmol/l hoặc 72 mg/dl.
  • Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi thì chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 – 6,1 mmol/l hoặc 82 – 110 mg/dl.
  • Sau khoảng 2 tiếng đồng hồ sau khi ăn thì lượng đường trong máu có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/l hoặc 140 mg/dl.

Trường hợp người bị bệnh tiểu đường

Đối với người bị tiểu đường type 1 với 2 thì trước bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ là 4-7 mmol/l hay 72 mg/dl – 128 mg/dl (đối với người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2).
Sau bữa ăn thì chỉ số lượng đường trong máu dưới 9 mmol/l hoặc 162 mg/dl với những người tiểu đường tuýp 1. Còn đối với người tiểu đường type 2 thì chỉ số đo lượng đường trong máu là 8.5mmol/ hoặc 153 mg/dl.
Bài viết này đã cho bạn biết được Thế nào là đường huyết an toàn. Với người bình thường hay với cả người bị bệnh tiểu đường thì việc giữ cho lượng đường trong máu ổn định luôn là việc rất cần thiết và cần được đảm bảo.
Để có thêm được những kiến thức bổ ích khác về bệnh tiểu đường, bạn vui lòng xem thêm tại https://suckhoehangngay.vn/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét